Nhắc tới sóc Bom Bo, nhiều người còn liên tưởng ngay đến “tiếng chày giã gạo bên ánh lửa lồ ô bập bùng”. Hình ảnh truyền cảm hứng mạnh mẽ ấy xuất phát từ trong lời bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” được viết trong một hoàn cảnh lịch sử có thật, hay nói đúng hơn bài hát như một chứng minh lịch sử kể về một câu chuyện thời kháng chiến bằng những âm thanh, hình ảnh, con người đời thực pha lẫn tình cảm chân tình, thán phục của tác giả Xuân Hồng về người dân Bom Bo chân chất, thủy chung, nghĩa tình nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Tiếng chày giã gạo ấy vừa mang biểu tượng nghệ thuật vừa phản ánh quá trình lao động sản xuất, truyền thống và tập tục sinh sống của người đồng bào bản địa nơi đây. Họ trồng lúa trên nương rẫy và giã gạo bằng chày. Họ sẵn sàng bỏ lại tất cả nương rẫy, nhà cửa để đi theo cách mạng, ánh sáng soi đường của Đảng và đã làm nên “kì tích không ngủ”: Ngày thì trồng lúa mì, tối thì thức trắng đêm giã gạo nuôi quân. Tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân Bom Bo năm xưa được nhạc sĩ Xuân Hồng khắc âm ngắn gọn trong cụm từ “bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình”, không thể định lượng, đong đếm được !

Tiếng chày trên sóc Bom Bo

Lửa bập bùng,
Tiếng chày khuya
Cắc cum cụp cum, cum cụp cum,
cum cụp cum, cắc cum cum cụp cum…

1. Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa,
Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya,
Bồng con ra võng để đòng đưa,
Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa.

2. Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ,
Sóc Bom Bo sẵn có cối chày đây,
Người Bom Bo sẵn có đôi bàn tay
Với tình yêu nước và thù giặc ngày ngày.
Lửa bập bùng,
Tiếng chày khuya cắc cum cum cụp cum.
Trong rừng đêm đuốc sáng lửa cháy lên bập bùng.
Cum cụp cum,
Đêm càng khuya tiếng vang càng xa,
Vang xa, tiếng nhịp chày ba.
Nhớ, nhớ ơn người chiến sĩ ngày đêm không nghỉ
Tìm diệt giặc Mỹ, giải phóng cho dân mình.

Nay, dẫu còn gian khổ, mồ hôi ta đổ,
Làm nương phá rẫy giữ lấy đất quê hương,
Người hậu phương tiếp lương gửi đạn.
Ta bên bạn là bạn bên mình,
Cùng đồng tình là giặc thua ta.
Tiếng nói ríu ra, lời ca trong vắt,
Nhìn trong đôi mắt đều thấy mỗi người
Một nụ cười tin chắc tương lai.

3. Tiếng cười vui đẩy lui đêm vắng vẻ,
Có ai đi về phía những hàng cây,
Mời vô đây cùng nghe khúc nhạc hay,
Khúc nhạc đêm nay dùng nhịp đệm bằng chày.

4. Đuốc gần tàn nhịp càng thêm rắn rỏi,
Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây,
Người chưa ngơi đã sẵn có người thay,
Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy.

Đuốc gần tàn,
Tiếng chày khuya cắc cum cum cụp cum.
Trăng đã lên, trăng sáng, ngời sáng soi đời.
Pum pùm pum,
Tiếng chày như tiếng nhạc dồn dã,
Vui sao, giã thêm càng mau.

Ê! Tiếng gà đã gáy màn sương phủ xuống,
Mồ hôi pha lẫn đẫm ướt suốt đêm dài.

Ê! Tiếng chày chưa dứt mặt trời đã thức,
Đàn chim náo nức vỗ cánh tung bay lên.
Mừng một đêm giã thêm nhiều gạo,
Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình,

Này là tình của người hậu phương.
Tiếng súng Phước Long chờ mong tin thắng,
Người đi xa vắng rồi sẽ có ngày
Về đường này thăm sóc Bom Bo…

Ê! Còn nhớ ngày xưa
Người dân Bom Bo cái bụng không no, khố chăn chẳng lành.
Ê! Được sống tự do
Cơm áo lành no, dân làng Bom bo, nhớ ơn giải phóng.
Nhớ ơn giải phóng dân mình.

Nay, dẫu còn gian khổ, mồ hôi ta đổ,
Làm nương phá rẫy giữ lấy đất quê hương,
Người hậu phương tiếp lương gửi đạn.
Ta bên bạn là bạn bên mình,
Cùng đồng tình là giặc thua ta.
Tiếng nói ríu ra, lời ca trong vắt,
Nhìn trong đôi mắt đều thấy mỗi người
Một nụ cười tin chắc tương lai.

Ê! Gạo giã chày tay,
Gạo mang trên vai để ngày mai đây túi anh có đầy.

Ê! Gạo trắng lại thơm,
Ngon lắm nồi cơm, thơm tình quân dân trắng trong tình nước.
Nhớ ơn giải phóng dân mình.

Ê! Tiếng chày chưa dứt mặt trời đã thức,
Đàn chim náo nức vỗ cánh tung bay lên.
Mừng một đêm giã thêm nhiều gạo,
Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình,
Này là tình của người hậu phương.

Tiếng súng Phước Long chờ mong tin thắng,
Người đi xa vắng rồi sẽ có ngày
Về đường này thăm sóc Bom Bo…

Cắc cụp cum, cắc cụp cum cắc cum cum cụp cum,
cum cụp cum, vang chày khuya…